Nội dung Bi kịch triều đại

Bộ phim lấy bối cảnh vào thời Triều Tiên, vị vua thứ 21 - Triều Tiên Anh Tổ cố gắng đào tạo con mình - Trang Hiến Thế tử cách trở thành một Thế tử đủ tiêu chuẩn và thành một vị vua quyền thế sau này. Nhưng sau khi thấy con trai chơi đùa và vẽ tranh, ông đã cảm thấy thất vọng. Những biểu hiện và câu trả lời của Thế tử lại càng làm cho ông lo lắng và buồn bã hơn. Nhiều năm sau, Thế tử đã trưởng thành và bắt đầu tham gia việc triều chính. Mặc dù anh đã cố gắng để làm hài lòng vua cha nhưng đều nhận lại sự thất vọng và những hành động hạ nhục anh từ cha mình. Dần dần, anh càng bất mãn và chống lại nhà vua khiến cho ông tức giận và có ý định phế Thế tử. Những nỗ lực của nhà vua để đào tạo con trai ông cuối cùng thất bại. Nhà vua ở tuổi muộn, mất hy vọng với con trai của mình, cố gắng đào tạo cháu nội cho vị trí ngai vàng.

Cháu trai xuất sắc trong những khía cạnh này, làm cho nhà vua hạnh phúc. Trong một cơn thịnh nộ cay đắng và thù hận, Thế tử chạy đến Vương cung vào lúc đêm để ám sát cha mình. Nhưng nghe những cuộc đối thoại giữa con trai và vua cha làm cho anh biết anh đang làm gì và anh hạ gươm xuống.

Nhà vua ban đầu muốn tha thứ nhưng bị các quan viên phản đối với ý nghĩ rằng Thế tử đã làm một viêc tày trời và không xứng đáng làm vua tương lai. Nhà vua ra lệnh giam Thế tử trong một thùng gạo cho đến khi chết. Vào ngày thứ tám, thế tử chết, tang lễ được tổ chức. Nhà vua di chuyển đến một nơi hẻo lánh để nghỉ dưỡng. Cung điện được chăm sóc bởi các quan chức và Vương phi.

Sau 14 năm, Thế tôn gặp ông của mình, nhà vua nhắc nhở anh không được phép nhắc đến cha ruột. Tuy nhiên, sau khi ông nội qua đời, cháu nội, bây giờ là vua, đã công nhận và tôn vinh cha mình. Cả hai mẹ con đều rơi lệ vì niềm tự hào.

Bộ phim là một bức chân dung của một cuộc đấu tranh quyền lực giữa một người cha tự mãn và đứa con trai bị thiếu thốn tình cảm, người lúc đầu luôn phấn đấu để kiếm được tình yêu và sự ngưỡng mộ của cha mình, nhưng về sau đã chống lại ông khi anh nhận ra rằng anh không bao giờ có thể làm cha mình hài lòng cũng như không thực sự kiếm được sự tôn trọng.

Ở mọi cơ hội, nhà vua luôn tìm cách bắt bẻ và trút sự khó chịu của ông lên con trai mình. Sự hung dữ, khinh thường, bạo lực, và nhu cầu tự mãn để chinh phục và sự nhục nhã được thể hiện khá rõ qua các tương tác của nhà vua với con trai ông ta.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bi kịch triều đại http://www.chinadailyasia.com/photo/2016-03/18/con... http://sports.donga.com/3/02/20160405/77417073/1 http://www.filmneweurope.com/festivals/item/111850... http://www.hollywoodreporter.com/news/oscars-south... http://koreajoongangdaily.joins.com/news/article/A... http://koreajoongangdaily.joins.com/news/article/a... http://koreajoongangdaily.joins.com/news/article/a... http://kpopherald.koreaherald.com/view.php?ud=2016... http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20151208001... http://m.kpopherald.com/view.php?ud=20151127115559...